090 333 1985 - 09 87 87 0217
Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Các bước cơ bản khi học chơi Guitar

Tìm hiểu cách chơi đàn guitar cũng là một môn nghệ thuật. Để có thể đánh một câu guitar hay một bài hát vô cùng  đơn giản, đòi hỏi người chơi phải thông thạo kỹ thuật lẫn lý thuyết . Do đó cũng cần phải có thời gian luyện tập . Hãy cùng tham khảo một số cách học đàn guitar dưới đây nhé!
1. Xác định các bộ phận trên một chiếc guitar
Dù là guitar điện hay guitar đệm hát thì nhạc cụ này về cơ bản được làm từ gỗ và kim loại. Những sợi dây bọc đồng rung lên để tạo ra âm thanh. Phần thân làm bằng gỗ cộng hưởng với âm thanh từ dây đàn để tạo nên âm điệu trầm ấm mà chúng ta thường nghe ở guitar.
Những dây đàn chạy giữa phần đầu đàn- ở đó chúng được gắn với những nút chỉnh có thể xoay được để điều chỉnh độ căng của dây đàn – và ngựa đàn để cố định những dây này trên thân đàn guitar. Trên đàn guitar đệm hát, những sợi dây đàn gắn chặt với phần ngựa đàn và các nút điều chỉnh có thể tháo rời, trong khi đó ở đàn guitar điện, những sợi dây thường được luồn qua lỗ.
Cần đàn guitar là một miếng gỗ dài, phẳng ở một mặt (mặt này được gọi là bàn phím) và có một mặt cong. Phần bàn phím được lắp những phím bằng kim loại để phân ranh giới giữa các nốt khác nhau.
Một cây đàn guitar đệm hát sẽ có một lỗ đàn ở thân để cộng hưởng âm thanh, trong khi đàn guitar điện sẽ có khoảng 3 bộ khuếch đại để dẫn âm thanh qua âm ly.
2. Cầm đàn đúng tư thế
Trước khi bạn bắt đầu tạo nên những tiếng đàn nỉ non như Hendrix, hãy đảm bảo rằng mình có tư thế cầm đàn đúng. Nếu bạn thuận tay phải, bạn sẽ chơi đàn bằng cách gảy các dây ở khoảng giữa lỗ đàn và ngựa đàn bằng tay phải và bấm dây xuống phím đàn trên cổ đàn bằng tay trái.
Để chơi guitar, hãy ngồi trên một chiếc ghế có lưng thẳng hoặc ghế đẩu. Khi bạn định vị chiếc guitar trên cơ thể mình, sợi dây mỏng nhất cần hướng về phía mặt đất và dây dày nhất hướng lên trần nhà. Hãy nắm lấy lưng đàn, để nó chạm vào bụng và ngực bạn và đặt nó trên chân thuận với bàn tay gảy đàn của bạn.
Cây đàn cần được giữ vững chủ yếu bằng chân của bạn và bạn cần ôm nó về phía cơ thể mình. Tay trái của bạn dùng để cố định cần đàn và nhấn các dây đàn. Hãy ôm cần đàn với ngón cái và ngón trỏ tạo thành hình chữ V. Tay trái của bạn cần có khả năng di chuyển lên xuống nhịp nhàng trên cần đàn mà không cần phải nhấc đàn lên.
Dù bạn có cầm đàn đúng cách thì nhiều khả năng bạn vẫn sẽ thấy khó chịu khi bắt đầu tập chơi. Đừng nản lòng nếu vai, cánh tay và bàn tay của bạn bị đau. Rồi bạn cũng sẽ quen thôi.
3. Lên dây cho đàn
Một cây đàn không được lên dây đúng cách có thể dẫn đến một số thói quen không tốt khi bạn mới bắt đầu tập chơi đàn. Việc lên dây cho đàn thường xuyên cũng sẽ giúp bạn quen thuộc hơn với sự kết hợp giữa dây và phím đàn với các nốt nhạc tương ứng.
Đầu tiên hãy học tên của mỗi dây. Từ dây có âm thấp nhất đến dây có âm cao nhất (dây mỏng nhất đến dây dày nhất), các sợi dây có tên gọi E, A, D, G, B và E (những tên gọi này được đặt theo các nốt nhạc được xướng lên ghi gảy dây đàn mà tay không chạm vào phím đàn). Hãy sử dụng một kĩ thuật giúp ghi nhớ thứ tự này, chẳng hạn như Eddie Ate Dynamite Good Bye Eddie.
Những thiết bị lên dây điện tử rất dễ sử dụng và cũng rất chính xác. Hãy hướng thiết bị này về phía guitar và gảy nốt E cao. Thiết bị sẽ cho bạn biết cây đàn của bạn tạo ra nốt thăng (quá cao) hay nốt giáng (quá thấp). Hãy gảy từng nốt một và vặn căng sợi dây để nó tạo nên âm cao hơn, hay nới lỏng dây để hạ thấp âm. Hãy đảm bảo rằng không gian xung quanh bạn đủ yên tĩnh khi sử dụng thiết bị lên dây vì mi-crô trên thiết bị có thể bắt được những âm thanh khác.
Nếu bạn không đủ tiền mua thiết bị chỉnh âm, bạn cũng có thể tự lên dây cho đàn bằng cách so sánh mỗi nốt với các nốt tương ứng trên đàn piano.
4. Luyện tập bấm dây đàn trên các phím
Phím đàn là những dải kim loại vuông góc với các dây để đánh dấu mỗi nốt. Để chơi một nốt, hãy ấn ngón tay của bạn xuống giữa hai dải kim loại và không được đè tay lên các dải này. Khi nói chơi trên phím số 3 nghĩa là bạn đặt ngón tay của mình lên sợi dây ở khoảng trống giữa phím số 2 và số 3. Bạn cũng cần điều chỉnh ngón tay của mình cho gần với phím bên dưới hơn để tránh bị rè tiếng. Hãy giữ chặt dây đàn để nó chỉ có thể rung giữa ngón tay và bàn tay gảy đàn của bạn, và dùng đầu ngón tay để nhấn dây xuống.
Mỗi khi bạn chuyển từ phím này sang phím khác, độ cao của âm thu được sẽ cao hơn nửa cung khi bạn di chuyển về phía thân đàn và thấp hơn nửa cung khi bạn di chuyển về phía đầu đàn. Hãy luyện tập di chuyển lên xuống trên bàn phím và nhấn các phím để tạo cảm giác về lực mà bạn cần dùng để chơi một nốt.
5. Cầm miếng gảy
Miếng gảy là là một miếng nhựa nhỏ hình giọt nước được dùng để gảy các nốt đơn và gảy nhiều dây một lúc. Những miếng gảy này rất rẻ và được bán tại bất cứ cửa hàng nhạc cụ nào. Mặc dù bạn không cần thiết phải học chơi guitar bằng miếng gảy nhưng đây là cách bắt đầu thông dụng nhất.
Nắm bàn tay gảy đàn của bạn thành nắm đấm và đặt ngón cái trên những ngón tay đang cong lại. Hãy để miếng gảy vuông góc với nắm đấm của bạn, ở giữa ngón cái và ngón trỏ và chỉ để đầu nhỏ hơn của miếng gảy lộ ra vài xăng-ti-mét từ bàn tay của bạn.Bây giờ công việc nhớ nốt nhạc đàn guitar của bạn có phần dễ dàng hơn nhiều rồi đúng không. Hãy áp dụng lý thuyết này vào việc chạy ngón hằng ngày nhé. Như thế bạn sẽ lên tay rất nhanh đó. Chúc bạn thành công.

Hiện nay, nhu cầu học đàn Guitar là cực kỳ lớn với nhiều đối tượng ở từng lứa tuổi khác nhau. Học đàn Guitar cũng vừa là để thỏa mãn đam mê, vừa đem lại những sự hiểu biết đầy đủ và thú vị về một loại nhạc cụ. Để đáp ứng đủ nhu cầu của người đam mê nhạc cụ, rất nhiều những trung tâm dạy đàn Guitar được mở ở rất nhiều nơi trên tất cả các khu vực. Nếu bạn đang muốn tìm một gia sư để học đàn Guitar tại nhà ở tphcm , hãy liên hệ ngay với chúng tôi – TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ để có thể học Guitar một cách hiệu quả nhất .

TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ – NHẬN DẠY ĐÀN GUITAR TẠI NHÀ
HOTLINE : 090 333 1985 – 09 87 87 0217 (Cô Mượt)
Email : giasutainangtre.vn@gmail.com – info@giasutainangtre.vn