090 333 1985 - 09 87 87 0217
Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Chỉ số nhịp trên và nhịp dưới trong bản nhạc


Liên hệ: 090 333 1985 - 0987 87 0217

Nhận gia sư tại nhà tại các quận:

Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.

Các bản nhạc thông thường chơi theo các nhịp 2/4, 3/4 và 4/4. Số trên cùng (tử số) cho ta biết có bao nhiêu phách trong một khuông hay ô nhịp, nôm na là bao nhiêu nhịp trong một ô nhịp. Số bên dưới (mẫu số) cho ta biết loại nốt nào được tính là một phách, hay mỗi nhip dài bao lâu, lưu ý ở đây đơn vị chính là nốt tròn, lấy nốt tròn làm đơn vị và mang ra chia 2, 4, 8 sẽ thấy 1 tròn = 2 trắng = 4 đen = 8 móc đơn. Số 4 có nghĩa là nốt đen, và 8 là nốt móc đơn... Nếu mỗi nhịp bạn nhịp chân một lần thì: Tử số càng lớn thì bạn nhịp chân càng nhiều cho mỗi ô nhịp, mẫu số càng lớn thì khoảng cách giữa các lần bạn nhịp chân càng nhanh. Giả sử một nốt đen dài 1 giây(đây chỉ là ví dụ cho dễ hiểu) thì 2/4 có nghĩa là mỗi ô nhịp sẽ lâu 2 giây và bạn sẽ nhịp chân 2 lần( có thể là gồm 2 nốt đen hay 2 nốt móc đen và một nốt đen chẳng hạn), 3/4 có nghĩa là mỗi ô nhịp sẽ lâu 3 giây...Nếu thay đổi mẫu số, ta thay đổi thời gian của mỗi nhịp, 2/2 có nghĩa là mỗi nhịp có giá trị bằng 1 nốt trắng, tức là bằng 2 giây, tức là bây giờ mỗi ô nhịp sẽ lâu bằng 2 nhịp x 2 giây = 4 giây và bạn cũng nhịp chân 2 lần nhưng khoảng cách giữa hai lần nhịp sẽ lâu hơn (gấp đôi).

Tóm lại: 2/4 thì mỗi ô nhịp bạn sẽ nhịp chân 2 lần, 3/4 bạn sẽ nhịp chân 3 lần và 4/4 bạn sẽ nhịp chân 4 lần.

Dạy đàn guitar tại nhà: www.daydanguitar.vn


Có thể phân loại các điệu bằng nhiều cách, ví dụ. Bạn cũng có thể đơn giản phân ra 2 loại: chẵn và lẻ.

Trong những phần trước, khi phân tích chúng ta tạm thời không đề cập đến nhịp điệu. Giờ đây, chúng ta có thể tạm chia ra những trường hợp:

1.
Bạn có sẵn bản nhạc với đầy đủ nốt nhạc, hợp âm và điệu nhạc.
2.
Bạn có bản nhạc có nốt nhạc, hợp âm nhưng không có điệu nhạc.
3.
Bạn có bản nhạc chỉ có các nốt nhạc, không có hợp âm và điệu nhạc.
4.
Bạn chỉ có lời bài hát.
5.
Bạn chưa hề biết bài hát trước đây và đệm cho người khác hát. Người hát biết giọng của mình.
6.
Bạn chưa hề biết bài hát trước đây và đệm cho người khác hát. Người hát không biết giọng của mình.

Nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra các hợp âm và đàn đúng nhịp điệu của bài hát (tương đối).

Trường hợp 1: Coi như bạn chỉ còn việc theo các mẫu về điệu nhạc, theo đúng hợp âm mà đệm hát mà thôi.

Trường hợp 2 và 3: Về hợp âm thì bạn tham khảo phần trước. Việc tiếp theo là chúng ta phải tìm ra nhịp điệu cho bản nhạc một cách tương đối dựa vào bản nhạc sẵn có.

Trường hợp 4: Đây là trường hợp hay gặp, bạn nghe qua một bản nhạc, thích và tìm cách ghi lại. Có thể bạn bè sẽ ghi hộ bạn, có thể bạn tìm thấy trong thư viện lời bài hát, có thể bạn tạm dừng nhiều lần máy CD, Video... để chép lời bài hát. Nói chung, trường hợp này thường là bạn một là biết rõ điệu của bản nhạc và chỉ muốn tìm hợp âm để đệm hát, khi đó bạn tham khảo ở đây. Hai là bạn chỉ nghe "quen quen" điệu nhạc, bạn cần tìm ra cả hợp âm và điệu nhạc thích hợp. Về hợp âm thì cũng như trước, còn về điệu nhạc, bạn phải tìm điệu nhạc khi không có bản nhạc.

Trường hợp 5 và 6: Bạn phải dò hợp âm và tìm điệu nhạc khi không có bản nhạc.

Tìm điệu dựa vào bản nhạc: Nếu bạn chưa từng nghe bản nhạc này thì việc đầu tiên bạn phải làm là tập đàn theo đúng từng nốt nhạc, đúng trường độ của từng nốt nhạc. Mục đích là để bạn quen với giai điệu, vì dẫu có bản nhạc mà chưa hề nghe bao giờ thì có lẽ không thể có phương pháp nào khả dĩ có thể tìm ra điệu nhạc cả. Việc tìm ra điệu nhạc chủ yếu dựa vào nhịp. Nếu là nhịp 3, ví dụ bạn thấy nhịp của bản nhạc là 3/4 thì gần như bạn có thể đệm bài này theo dòng điệu Waltz (Valse). Cứ thử với các nhịp nhanh hay chậm khác nhau để tìm ra điệu thích hợp nhất Valse, Boston... Nếu là nhịp 2, đa phần bạn chỉ cần thử với Fox hoặc Tango, nếu tiết tấu nhanh và có dạng như hành khúc thì thì bạn thử với Fox nếu không thử với Tango. Nhịp 4 thì rất đa dạng. Với các bản nhạc Việt Nam thông thường, bạn nên thử với Slow và Rumba,Bolero. Chúng ta sẽ xét kỹ hơn trong phần áp dụng.


Tìm điệu khi không có bản nhạc: Có hai yếu tố cơ bản bạn cần nắm rõ: Thông thường với các bài nhạc Việt Nam thì mỗi ô nhịp dùng một hợp âm, tử số trong số nhịp cho ta biết có bao nhiêu nhịp trong một ô nhịp. Mục tiêu của chúng ta ở đây là tìm ra nhịp, rồi từ đó dò tìm điệu của bản nhạc. Tạm coi như chỉ có 3 nhịp chính 2/4, 3/4 và 4/4. Dựa vào hai yếu tố vừa nói chúng ta sẽ thử tìm xem nhịp của bản nhạc. Như bạn biết, nếu trong một ô nhịp ta nhịp chân 2 lần có nghĩa là nhịp của bản nhạc là 2/4, nếu ta nhịp chân 3 lần thì nhịp của bản nhạc là 3/4 và nếu ta nhịp chân 4 lần thì nhịp của bản nhạc là 4/4. Làm sao chỉ nghe mà biết được bản nhạc vừa hết một ô nhịp? Chính là dựa vào yếu tố đầu tiên. Mỗi khi bạn "cảm thấy" cần phải chuyển hợp âm thì đó là lúc bắt đầu một ô nhịp. Hơn nữa cần lưu ý đến phách mạnh nhẹ, nôm na là nhịp mạnh, nhẹ. Ở đây cần một chút kinh nghiệm, một chút quen thuộc với các nốt trong một hợp âm. Tuy nhiên qua thời gian, chắc chắn bạn sẽ làm được. Khi đã biết nhịp, áp dụng như trên để tìm điệu cho bản nhạc.